Targus Versavu Keyboard Folio
 
Targus Versavu bằng da có thiết kế đẹp mắt cùng những đặc điểm như lớp lót giả da lộn hay thậm chí nơi chứa bút stylus nhưng lại là một thiết bị có trọng lượng lớn. Targus Versavu có một lỗ tròn tại vị trí logo hình trái táo cắn dở trên iPad. Sau khi đã được gắn chặt vào bên trong, bạn có thể xoay chiếc iPad của mình để định hướng ở cả chế độ thẳng đứng và xoay ngang.
Bàn phím của Versavu rất dễ sử dụng với những phím vuông, chắc chắn và được thiết kế tách biệt với khoảng cách thích hợp, tuy nhiên lại không có phím hai chấm, chấm phẩy, chấm hỏi hay phím gạch sượt. Nếu bạn thường xuyên có nhu cầu sử dụng các phím này, bạn sẽ phải dừng giữa chừng để nhấn phím Function và đồng thời nhấn các phím K, L, N hay M (những phím kết hợp dấu câu như các tính năng phụ). 
 
Điều này cũng xảy ra mỗi khi bạn muốn sử dấu nháy đơn (bạn sẽ phải nhấn phím Enter). Do vấn đề này, tôi không khuyến khích bạn lựa chọn Versavu cho dù nó thực sự có thiết kế rất đẹp mắt.
 
Đánh giá: 4/10
 
Kensington Keystand
 
Kensington Keystand không có tác dụng bảo vệ chiếc iPad chính hiệu của bạn, nhưng nó lại là một thiết bị bàn phím và giá đỡ độc đáo rất tiện dụng để mang theo người. Tất cả những gì bạn cần làm alf trải Keystand ra, sau đó gấp nó lại thành một hình tam giác (giống như Smart Cover) để sử dụng như một chân đế. Một dốc thoải làm bằng nhựa đảm bảo giữ vững chiếc iPad nhưng lại không thể “cố định” iPad như Incase Origami. Người dùng có thể bật, kết nối và tắt KeyStand chỉ với một nút bấm.
Trong khi một số thiết bị bàn phím cho phép dựng iPad ở một góc độ thẳng đứng hoặc gần như thằng đứng, KeyStand lại cho phép sử dụng iPad ở góc độ nằm nghiêng. Đây là góc độ thoải mái nhất mà tôi từng sử dụng. Điều đó cũng có nghĩa là người dùng có thể xem video trên iPad dễ dàng và thoải mái hơn. Nhưng việc iPad được đặt ở góc độ này cũng có nghĩa ánh sáng đèn từ phía trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị nhiều hơn.
 
Bàn phím của KeyStand rất tốt, các phím có kích thước lớn và phản hồi nhanh nhạy. Tuy vậy tôi thấy kích thước phím Backspace là quá lớn. KeyStand có kích thước lớn, nhưng trên thực tế nó vẫn hẹp hơn khoảng 1 inch so với Apple Wireless Keyboard và Logitech Table Keyboard. Vấn đề duy nhất tôi gặp phải với bàn phím là các phím có kết cấu thô, phím Shift bên phải có kích thước quá nhỏ và bàn phím có xu hướng cong xuống một chút khi nhập liệu. Vấn đề này xảy ra ở các phím nằm ở phía ngoài như “A” hay dấu nháy đơn. Các vấn đề này không thường xuyênxảy ra và cũng không thực sự ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của bàn phím (trừ khi bạn thường xuyên sử dụng phím Shift phía bên phải).
 
Cuối cùng, trong khi KeyStand có thể hoạt động rất tốt khi sử dụng trên bàn, nó lại khá khó để sử dụng ở những nơi khác (như trên máy bay hay khi đặt máy trên đùi). Phần lớn trọng lượng của KeyStand là ở trên nắp gập. Đây thực sự là một sự lựa chọn tốt với mức giá 69.99 USD bởi có cùng tính năng như Apple Wireless Keyboard và Incase Origami nhưng 2 thiết bị này có giá thành cao hơn 30 USD.
 
Đánh giá: 8/10
 
Zaggofolio
 
ZAGG là một trong những công ty đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm bàn phím/vỏ sử dụng công nghệ hybrid dành cho iPad. Mục đích của các sản phẩm này là vừa có thể bảo vệ iPad, vừa mang đến một bàn phím có chất lượng để sử dụng cho mục địch di chuyển. Thế hệ thứ 3 của ZAGG – ZAGGfolio không có gì khác biệt khi mang đến một thiết bị vỏ an toàn và vững chắc dành cho iPad. Đây là thiết bị folio duy nhất tôi từng thử nghiệm có kẹp cứng nhằm bảo vệ folio, nhưng cuối cùng lại trở thành một tính năng tuyệt vời. Ngoài ra có vẻ ZAGG đã dành khá nhiều thời gian thiết kế một góc đặt iPad hoàn hảo. Trong số những bộ vỏ có góc đặt cố định tôi đã từng thử nghiệm, thiết bị của ZAGG là thiết bị tiện lợi nhất khi sử dụng với vị trí đặt có độ nghiêng hợp lý.
Một trong những tính năng tuyệt vời nhất cỉa ZAGGfolio là bàn phím có thể tháo rời. Khi tháo rời bàn phím, bạn sẽ nhìn thấy mặt phẳng lắp bàn phím và rãnh cố định iPad như trên Logitech Ultrathin Keyboard Cover. Bạn cũng có thể sử dụng iPad ở chế độ chân dung. Một vài thiết bị khác cũng có bàn phím có thể tháo rời như bàn phím của Adonit Writer Plus, nhưng tất cả các thiết bị này đều không có chân đế được tích hợp sẵn.
 
Bàn phím trên ZAGGfolio hoạt động thực sự rất tuyệt vời ngoại trừ phím Delete quá nhỏ - vấn đề mà hầu hết bàn phím dành cho iPad đều gặp phải. 
 
Các phím không quá mềm những cũng không quá cứng, điều này cho phép người dùng nhập liệu một cách thoải mái và liên tục. Vấn đề lớn nhất ở lớp vỏ làm từ sợi carbon gây cảm giác dính tay và khó khăn người dùng gặp phải khi gắn iPad vào folio. Có vài lần tôi đã gần như làm hỏng màn hình chiếc iPad của mình do phải kéo quá mạnh khi tháo nó ra khỏi folio. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên phải gắn và tháo rời iPad khỏi vỏ. Ngoại trừ những vấn đề kể trên, ZAGG thực sự là một lựa chọn tốt với bàn phím bền vững. ZAGGfolio có giá bán 99.99 USD.
 
Đánh giá: 8.4/10
 
Scosche Keypad P2
 
Scosche KeyPAD p2 là một bàn phím iPad khổng lồ và nặng nhất trong tất cả các bàn phím mà tôi đã từng thử nghiệm.  Scosche KeyPAD được thiết kế với lớp da được may rất tỷ mỉ và một cái chân đế giống như đuôi cá voi để dựng chiếc iPad của bạn lên. iPad sẽ nằm ngang so với KeyPad và sẽ được giữ cố định (giống như bàn phím Belkin). Một chiếc khóa nam châm sẽ giúp cho máy của bạn được đóng lại khi bạn không dùng đến, nhưng khi bạn sử dụng máy, chiếc khóa vẫn luôn xuất hiện. Khác với Belkin, chiếc khóa chỉ được treo ở đó rât khó chịu và nó chẳng có nhiều tác dụng. Chân đế khá kỳ lạ và thường đổ sụp xuống khi bạn gõ xung quanh màn hình iPad.
Việc sử dụng Scosche KeyPad cũng rất lạ với bàn phím cao su có thể tháo ra được để sử dụng trên đùi. Các phím bấm khá nông và bề mặt phím cũng không to hơn so với đầu ngón tay của tôi. Nhưng tôi vẫn có thể bấm phím rất chính xác. Giống như một số bàn phím khác, Scosche KeyPad đã bỏ đi một số phím quan trọng. 
 
Phím ( \ ) cũng như phím nháy đơn ( ’ ) được chuyển xuống giữa phím spacebar và phím mũi tên trái. Thay đổi này ngược lại so với bàn phím Targus Versavu. Targus đã bỏ đi phím hai chấm/chấm phẩy ( : / ; ) để nhường chỗ cho phím nháy đơn ( ‘ ). Cả 2 bàn phím này nhằm tạo ra một bàn phím nhỏ gọn hơn đều không phát huy hiệu quả bởi cả 2 đều dịch chuyển những phím bấm mà ngón tay đã quen thuộc từ trước đến nay. Ngoài ra, cũng không hề dễ dàng khi bạn muốn tìm phím ( + ), ( / ), ( = ). Do đó, Scosche KeyPAD p2 không phải là sự lựa chọn lý tưởng trừ khi bạn muốn có thêm một chiếc bàn phím bền.
 
Đánh giá: 3.5/10

Belkin Yourtype Folio
 
Belkin YourType Folio không có điểm gì nổi bật ở bất kỳ phương diện nào. Điều đầu tiên bạn có thể nhận thất là bạn sẽ gặp khó khăn khi trượt chiếc iPad của mình vào trong vỏ. Chiếc nắp đậy vốn được thiết kế nhằm giúp cố định iPad giờ đây lại mang đến phiến toái. Do những rắc rối này, tôi không hề muốn nhét hay lôi chiếc iPad của mình ra khỏi vỏ quá thường xuyên.
YourType được làm từ chất liệu sần màu đen và đỏ rất dễ bị bám bẩn nhưng ngược lại rất chắc chắn. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy rằng góc đặt iPad của YourType gần như thẳng đứng và rất khó để quan sát màn hình trừ khi bạn dùng iPad trong tư thế nửa nằm nửa ngồi trên ghế. 
 
Bạn có thể tháo rời bàn phím ra khỏi folio và dựng màn hình ở mộc góc độ thoải mái hơn. Đây là một tính năng rất hữu ích.
 
Trên bàn phím, những phím chức năng như Enter, Shift và Backspace có kích thước lớn và được bố trí rất thuận tiện, trong khi các phím còn lại đều có độ phản hồi rất tốt. Đôi khi việc nhập liệu diễn ra rất hoàn hảo, nhưng cũng có một đôi lúc YourType không nhận động tác của người dùng. 
 
Điều này thưởng xảy ra khi người dùng nhấn phím không đủ mạnh hay ở góc độ không trực tiếp, đặc biệt là khi bạn nhấn vào cạnh hay góc phím như thử nghiệm của tôi.
 
Điểm độc đáo của Folio là móc cài chứa nam châm có tác dụng giữ folio đóng chặt khi không sử dụng. Móc cài này nằm ở mặt sau màn hình iPad trong suốt quá trình sử dụng, trong khi móc cài của Scosche KeyPAD p2 lại đong đưa gây vướng víu phía trên màn hình iPad. Nhìn chung YourType có thiết kế đẹp mắt những chất lượng bàn phím chưa thực sự tốt.
 
Đánh giá: 6.5/10
 
Clamcase

 

 

 

 
Clamcase có khả năngbiến chiếc iPad của bạn trở thành một chiếc netbook bằng nhựa chắc chắn khi mang đến một vỏ ngoài bảo vệ hoàn hảo cùng bàn phím. Clamcase không có trackpad nhưng bạn sẽ ngay lập tức quen thuộc và cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Sau khi cố định iPad vào vỏ nhựa Clamcase, bạn có thể dựng màn hình lên bằng một bản lề được tích hợp trên vỏ. Bản lề này cũng cho phép bạn sử dụng iPad ở tư thế nằm ngang trên bàn thay vì tư thế nghiêng thông thường. Bạn phải chắc chắn rằng đã tắt chế độ bàn phím trước khi thay đổi góc độ đặt màn hình, nếu không có thể việc nhập liệu của bạn sẽ vô tình gặp vấn đề.
 
Bản lề được thiết kế nhằm giúp giữ chặt iPad cố định ở đúng vị trí, nhưng do Clamcase có trọng lượng rất nặng nên iPad thường có xu hướng lắc lư và ngả ra phía sau, đặc biệt khi bạn chạm vào nó thường xuyên trong suốt quá trình nhập liệu. Điều này khiến mục đích thiết kế ban đầu của bản lề không còn do bạn thường xuyên phải sử dụng ngón tay để điều chỉnh con trỏ trên màn hình, do đó iPad cũng thưởng xuyên bị ngả về phía sau. Điều này cũng xảy ra nếu động tác nhập liệu của bạn quá mạnh. Tôi có thể hiểu lý do tại sao chức năng của bản lề vốn đã được thiết kế không phù hợp này lại giảm đi sau một thời gian dài sử dụng
  
 
Trong suốt quá trình thử nghiệm, tôi thấy rằng việc nhập liệu trên Clamcase là rất khó khăn bởi hầu như không có bất kỳ khoảng cách nào giữa các phím có thiết kế vuông và phẳng. Tôi thường nhấn phải nhiều phím cùng một lúc và điều này thực sự rất khó chịu. Một trong những lý do của vấn đề này là do diện tích các phím quá hẹp bởi kích thước các phím Enter, \, tab cùng phím caps lock có kích thước rát lớn. Trên thực tế kích thước các phím này tương đương với các phím cùng chức năng trên những bàn phím có kích thước đầy đủ. Phím space trên Clamcase cũng gây cho tôi nhiều thất vọng nhất trong số những loại bàn phím tôi thử nghiệm. Nó không chỉ có kích thước nhỏ mà lại còn quá ngắn. Trong khi hầu hế bàn phím thiết kế cạnh trái của phím spacebar thẳng hàng với phím C và cạnh phải thẳng với phím M thì cả 2 cạnh phím spacebar của Clamcase lại chi dừng ở giữa chừng 2 phím kể trên.
 
Hơn nữa, tôi có cảm giác như phím spacebar chỉ có duy nhất một tiếp điểm, do đó nó thường xuyên không có tác dụng mỗi khi tôi nhấn vào phía cạnh phím. Tác giả của một bài đánh giá đã từng viết: “Tôi gặp một vài vấn đề với phím spacebar, nhưng tôi cho rằng đó là do tôi chưa quen sử dụng bàn phím chứ không phải do nó có thiết kế không phù hợp”. Bạn có muốn mất quá nhiều thời gian để làm quen với một bàn phím mới không? Mặc dù cuối cùng tôi đã quen với bàn phím Clamcase sau một thời gian sử dụng nhưng những vấn đề về spacebar vẫn cứ tiếp diễn.
 
Vấn đề cuối cùng là Clamcase thực sự rát khó sử dụng. Điểm khác biệt giữa việc sở hữu một chiếc netbook và một chiếc tablet là bạn có thể nhập liệu trên nó, nhưng tất cả những người đã từng sử dụng nó mà tôi biết đều đã cố gắng hết sức nhưng không thể sử dụng Clamcase mà không gặp vấn đề và cảm thấy bực bội. Clamcase là một lựa chọn không đáng với mức giá 150 USD. Chúng tôi đang mong đợi Brygde, một thiết bị kết hợp giữa loa, vỏ nhôm và bàn phím có chất lượng tốt hơn.
 
Đánh giá: 4.4/10
 
Kết luận
 
Quyết định là ở bạn.
 
Dù bạn chọn bất kỳ bàn phím nào thì việc đánh máy trong một khoảng thời gian dài trên iPad cũng không mang lại cho bạn cảm giac thoải mái. Tại sao vậy? Với những người mới sử dụng, iPad có nghĩa là cảm ứng với ngón tay. Khi bạn muốn sử dụng các phím shortcut trên bàn phím như “dòng tiếp theo”, “từ tiếp theo” và “đoạn tiếp theo”, bạn sẽ thường xuyên phải di chuyển con trỏ trên màn hình khi bạn đã gõ trên iPad được một lúc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chạm vào màn hình khá nhiều khi bạn gõ và làm cho bạn mất tập trung cũng như độ chính xác không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, thời lượng pin, sự linh hoat và sự đơn giản khi sử dụng giúp cho iPad ngày càng trở thành một công cụ đánh máy khi đi du lịch hấp dẫn hơn so với laptop.
 
Đánh máy bằng bàn phím Apple Wireless Keyboard gần như hoàn hảo.  Đây là bàn phím tốt nhất mà tôi từng kiểm nghiệm với sự kết hợp giữa các phím nhạy và khoảng cách rộng giữa các phím. Về tính năng, bàn phím Logitech Solar Keyboard Folio là nhà vô địch. Logitech Solar không bao giờ hết pin (trừ khi bạn đểnó trong phòng tối) và có chế độ Media rất tiên lợi khi xem phim trên máy bay cùng với chất lượng bàn phím cũng khá tốt. Nếu bạn thường xuyên mang iPad theo người thì bàn phím Logitech Ultrathin Keyboard Cover là một sự lựa chọn lý tưởng. Cuối cùng, nếu bạn quan tâm đến độ bền thì ZAGGfolio là sự lựa chọn hợp lý nhất. Bàn phím của ZAGGfolio rất dễ sử dụng và có một chiếc khóa nhựa với lớp vỏ cứng đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn.
 
Nếu tôi chỉ được mua 1 chiếc bàn phím, tôi sẽ mua Logitech Ultrathin Keyboard bởi bạn không cần hy sinh quá nhiều tính năng hữu ích mà vẫn có được 1 bàn phím với thiết kế đẹp và nhỏ gọn như chiếc iPad của bạn.
 
Logitech Tablet Keyboard 

Thiết bị bàn phím dành cho tablet của Logitech có vẻ rất giống với bàn phím không dây của Apple, ngoại trừ đặc điểm thiết bị của Logitech đikèm với một bộ vỏ/chân đế hữu dụng. Nhập liệu trên bàn phím tablet mang đến cảm giác tự nhiên và rộng rãi so với các loại bàn phím nhỏ hơn. Thiết bị này không có hàng phím chức năng riêng biệt, thay vào đó các chức năng này được tích hợp vào phím số như những chức năng phụ có thể được kích hoạt bằng phím Fn. Tôi thực sự thích thiết kế này bởi bạn sẽ không vô tình ấn nhầm phím chức năng thay vì các phím số hay phím Delete. Vó dụ như trên Adonit Writer Plus, đôi khi tôi hay ấn nhầm phím Lock thay vì phím Delete được bố trí ngay phía dưới. Thiết bị này của Logitech được thiết kế với phím Home tách biệt nằm ở góc trên cùng phía bên trái do đây là phím thường xuyên được sử dụng.
Sử dụng bàn phím của Logitech để nhập liệu, người dùng sẽ có cảm giác rất tuyệt vời. Các phím được thiết kế rộng và riêng biệt; phím Delete và Return cũng có kích thước hợp tiêu chuẩn. Phím Command có kích thước nhỏ như ở các bàn phím nhỏ hơn khác. Các phím màu đen có kiểu dáng đẹp được tô điểm bằng những điểm nhấn hiện đại màu lam ở những vị trí cố định; những mấu nhỏ bằng cao su ở phía dưới bàn phím giúp cố định thiết bị trên bàn. Khi đã sử dụng xong, bạn có thể trượt nó vào vỏ. Bộ vỏ này cũng đóng vai trò như một giá đỡ cho màn hình iPad. Tuy chất lượng vỏ không được như chất lượng bàn phím nhưng lại có một lớp lót mềm bên trong. Hai bênvỏ có thể gắn chặt với nhau bằng nam châm.
 
Có giá thành 69.99 USD, đây thực sự là một thiết bị đáng quan tâm bởi bàn phím không dây của Apple và Incase Origami có giá thành cao hơn 30 USD.
 
Đánh giá: 8.2/10
 
Logitech Ultrathin Keyboard Cover 
 
Đây là thiết kế duy nhất tôi thử nghiệm với cả tư cách là bàn phím và cover cho iPad. Nó quả thực là một thiết kế tài tình: một bên có các nam châm đóng vao trò như các thanh nam châm của Smart Cover. Khi lớp cover của bàn phím được đóng lại sẽ giống như bạn đang cầm 2 chiếc iPad khác nhau trên 2 tay. Chết liệu nhôm Logitech sử dụng tạo cảm giác chắc chắn và đẹp mắt như sản phẩm của Apple.
Để sử dụng thiết bị này, tất cả những gì bạn cần làm là đặt chiếc iPad của mình vào vị trí nam châm trên phía bàn phím của thiết bị. Bạn sẽ nghe thấy một tiếng “click” nhỏ khi iPad được đặt vào đúng vị trí. Khi nhìn gần, bạn sẽ thấy Logitech đã dán một miếng đệm bên trong khe để bảo vệ iPad giá tốt khỏi bị hư hại. Bạn cũng có thể đặt iPad ở chế độ thẳng đứng
 
Chất lượng các phím không được như mặt sau bằng nhôm, nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Phím được bo tròn và đặt cách nhau ở một khoảng cách hợp lý. Mặc dù thiết kế mang lại cho người dùng cảm giác chắc chắn, nhưng thao tác nhập liệu lại diễn ra hết sức nhẹ nhàng. Một điều đáng lưu ý là thiết bị này không có hàng phím chức năng như nhiều thiết bị khác. Thay vào đó chúng được kết hợp vào các phím số như những chức năng phụ.
 
Ultrathin không phải là bàn phím tốt nhất tôi từng sử dụng, nhưng lại là thiết bị tiện lợi nhất. Vừa là cover, vừa là chân đế, Ultrathin đã chứng tỏ được rằng ý tưởng của Microsoft kết hợp cover và bàn phím trên Surface Touch Cover là hoàn toàn đúng đắn. Mức giá 99.99 USD của Ultrathin có vẻ cao nhưng theo tôi đây vẫn là lựa chọn bạn nên cân nhắc.
 
Đánh giá: 8.6/10
 
Adoint Writer Plus 
 
Writer Plus là lớp vỏ bàn phím dành cho iPad của Adonit, nhà sản xuất Jot Pro – một trong những loại bút stylus yêu thích của tôi. Cũng giống như Jot Pro, Writer Plus được thiết kế rất cẩn thận và đẹp mắt nhưng lại dễ gây thất vọng khi sử dụng. Có thể bạn sẽ mất tới 5 phút để tìm ra cách bật thiết bị lên trong lần sử dụng đầu tiên. Hầu hết các loại bàn phím đều có nút bật/tắt Bluethooth ở vị trí dễ thấy, nhưng ở Writer Plus, các nút này lại có kích thước rất nhỏ và được đặt ở phía dưới thiết bị, do đó bạn cần sử dụng đầu một chiếc bút bật. Sau đó bạn cần nhấn phím “+” ở góc trên cùng bên phải để kết nối thiết bị thông qua Bluetooth.
 
Sau khi đã được kết nối, Writer Plus hoạt động thực sự rất tốt. Các phím có thiết kế hình vuông nhỏ và có cảm giác hơi thô. Không giống như hầu hết các bàn phím có kích thước nhỏ khác, các phím của Writer Plus mang đến cảm giác phản hồi khá tốt. Một điểm cộng đáng kể dành cho Writer Plus là trong khi bàn phím dường như được gắn chặt vào vỏ bàn phím, bạn vẫn có thể tháo nó ra bằng một cú kéo mạnh. Writer Plus không có mấu ở phía dưới nên có thể dễ dàng bị trượt trên bàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên đây vẫn là một lựa chọn đáng giá. Trong những lần đầu sử dụng Writer Plus, tôi gặp phải một số vấn đề khó khăn. Khi sử dụng, bạn phải tháo lớp vỏ phía sau iPad để sử dụng lớp vỏ của Writer Plus. Bàn phím sẽ tự động tắt khi bạn không sử dụng, do đó bạn không cần thiết phải thường xuyên nhấn phím bật/tắt.
 
Tất cả các tính năng điều chỉnh của Writer Plus được thực hiện thông quá các nam châm đặt xung quanh vỏ và tại những điểm tiếp xúc giữa bàn phím và vỏ. Các thanh nam châm này có tác dụng, tuy nhiên lực hút không mạnh. Có thể thấy rõ ràng Writer Plus muốn cố định ở một vị trí, nơi bàn phím được đặt trực tiếp ở phía trên nắp dưới. Sau khi sử dụng xong, bạn có thể đóng nó lại và nam châm trên vỏ sẽ tự động tắt màn hình iPad. Tuy nhiên bàn phím luôn ở trong tình trạng sử dụng khi đặt thằng trên bàn hay trên đùi. Khi được đóng lại, Writer Plus trông có vẻ kỳ quặc và không đối xứng.
 
Tuy là một thiết bị bàn phím hoàn hảo nhưng Writer Plus lại không phải một chiếc vỏ tuyệt vời dành cho iPad. Nhìn chung nó có cảm giác mỏng manh, đặc biệt khi so sánh với các thiết bị do ZAGG và Logitech sản xuất.
 
Đánh giá: 7.6/10
 
Việc không được trang bị bàn phím vật lý là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của iPad. Trên iPhone, hầu như các ký tự đều do bạn gõ vào, do đó phần mềm bàn phím không gây ra quá nhiều khó khăn cho người dùng. Nhưng với công việc xử lý văn bản thì điều này hoàn toàn khác và iPad thực sự mang đến cảm giác thất vọng cho người dùng.

Hàng loạt công ty đã và đang tiến hành sản xuất bàn phím dành cho iPad giá rẻ . Một số loại bàn phím được gắn cố định vào bộ vỏ trong khi một vài loại khác lại được thiết kế dưới dạng Smart Cover. Đôi khi chúng chỉ đơn thuần là một thiết bị rời có thể kết nối với iPad thông qua Bluetooth. Chúng tôi đã lựa chọn một vài loại bàn phím tốt nhất, phổ biến nhất và thử nghiệm chúng để tìm ra những loại thực sự hữu ích cho người dùng.
 
Chú ý: do tất cả các loại bàn phím này đều có thời lượng pin lên tới vài tháng (trong điều kiện sử dụng vài tiếng/ngày) do đó trong bài viết dưới đây, tôi không đề cập quá nhiều đến vấn đề này. Ngoài ra tiêu chí số lượng từ nhập được/phút cũng mang tính tương đối, có thể giúp người đọc hình dung ra tốc độ nhập liệu của tôi trên từng loại bàn phím. Cuối cùng, tôi cũng không đề cập đến các phím chức năng quá nhiều bởi bàn phím nào cũng đều có những phím này.
 
Apple Wireless Keyboard 
Bàn phím không dây của Apple đi cùng với các dòng máy iMac, nhưng bạn cũng có thể mua rời để sử dụng cho iPad. Đây là bàn phím có kích thước lớn nhất và tốt nhất mà tôi từng sử dụng. Với một thiết kế hoàn hảo, nó có thể khiến người dùng Mac cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi khi sử dụng. Phím bấm mang đến cho người dùng cảm giác phản hồi chắc chắn và rất nhanh nhạy. Khoảng cách giữa các phím lớn so với các bàn phím khác tôi từng sử dụng.

Do được làm từ chất liệu nhôm bền vững, bàn phím của Apple có trọng lượng khá nặng. Nó không có bất kỳ hình thức bảo vệ nào (như các loại khác tôi từng sử dụng), do đó theo tôi bạn nên sử dụng kết hợp với vỏ Incase Origami và chân đế (có giá 29.95 USD) để không những có thể bảo vệ bàn phím trong khi di chuyển mà còn khiến chiếc iPad trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Một điều khác khiến bàn phím không dây của Apple khác biệt với các loại khác trên thị trường là nó không có bất kỳ phím chức năng đặc biệt nào dành cho iPad như Home, lựa chọn tất cả, khóa máy mà chế độ thư viện ảnh. Đây quả là một điều đáng tiếc khi bàn phím của Apple không còn là một thiết bị dành riêng cho iPad như trước đây với các phím chức năng hữu ích mà hầu hết các đơn vị sản xuất khác nay đều tích hợp. Độ sáng, âm lượng và thiết lập âm thanh đều rất tốt, tuy nhiên có vẻ như phím Eject có chức năng ẩn và hiện bàn phím ảo của iOS trên màn hình.

Mặc dù bàn phím không dây của Apple gần như là một lựa chọn hoàn hảo cho người dùng, nhưng lại không tiện dụng khi di chuyển như bàn phím của Logitech hay Kensington do thiết kế hình dạng và trọng lượng nặng. Tuy vậy một tính năng khiến bàn phím này thích hợp để người dùng mang theo người là nó sử dụng 2 pin AA có thể dễ dàng mua được ở bất kỳ đâu và có tuổi tho rất dài. Nếu bạn muốn sở hữu loại bàn phím mà bạn có thể dễ dàng sử dụng và cảm thấy tiện lợi hay nếu bạn muốn thay thế chiếc laptop của mình bằng một chiếc iPad thì bàn phím không dây của Apple là lựa chọn hàng đầu.
 
Đánh giá: 8.7/10

Logitech Solar Keyboard Folio
Mới xuất hiện trên thị trường, Folio có những tính năng thực sự nổi bật như sử dụng pin năng lượng mặt trời không bao giờ cạn kiệt. Các cell pin của Folio nằm ở phía dưới đáy nên chúng chỉ tiến hành nạp điện khi không sử dụng, do đó  Folio sẽ không bao giờ hết pin nếu người dùng úp ngược nó xuống khi không sử dụng. Một điều đáng tiếc là cách duy nhất nạp pin cho Folio là thông qua năng lượng mặt trời nhưng bù lại thiết bị có khả năng nạp pin ngày cả trong điều kiện ánh sáng trong phòng yếu.

Hình dáng và cách thức hoạt động của Folio khác giống Adonit Writer Plus ngoại trừ đặc điểm bàn phím không thể tháo rời. Đây là đặc điểm rất tốt bởi bàn phím của Adonit có thể rơi ra ngoài khi người dùng đóng vỏ thiết bị lại. Bàn phím sử dụng năng lượng mặt trời Folio vượt trội hơn hẳn Writer Plus cũng như các bàn phím folio khác về mọi mặt. Phím bấm trơn tru và phản hồi nhanh nhạy là những gì Folio mang đến cho người dùng. Folio có kích thước nhỏ hơn các loại bàn phím khác do không có hàng phím chức năng. Ngoài ra bàn phím cũng phát ra tiếng lách cách nhỏ khi gõ, nhưng tôi thấy vấn đề này không quá nghiêm trọng.
 
Một tính năng độc đáo của Folio là “Media Mode”. Khi chèn các chốt bên dưới vỏ iPad vào đúng vị trí trên bàn phím (bên cạnh phím Shift ở cảhai bên) thì góc độ màn hình sẽ rất thích hợp để xem phim trên máy bay hay khi đặt máy trên đùi. Thậm chí hàng phím cuối cùng (khi vẫn đang ở chế độ Media Mode) hoạt động như phím chức năng để điều chỉnh diễn tiến thời gian phim và âm lượng. Những chốt này cũng đóng vai trò như dòn bẩy khi bạn muốn tháo chiếc iPad ra khỏi bàn phím. Điều này đã xóa đi những bất tiện tôi gặp phải trên nhiều thiết bị khác.
 
Mức giá gần 130 USD của Folio có thể không phải một mức giá rẻ, nhưng lại rất hợp lý cho những người dùng có nhu cầu nhập liệu nhiều nhưng lại hay phải di chuyển do sử dụng pin năng lượng mặt trời, chất lượng bàn phím tốt và bền vững do được bảo vệ tốt. Điểm yếu duy nhất là nút Delete quá ngắn và nhỏ, do đó người mới sử dụng nên cẩn thận về đặc điểm này.
 
Đánh giá: 8.5/10

Touchfire


Bàn phím Touchfire thực chất một lớp silicon dẫn điện bao phủ trên bàn phím iPad với mục đích nhằm tăng khả năng nhập liệu thông qua màn hình cảm ứng. Touchfire được gắn vào màn hình bằng các nam châm giống nam châm của Smart Cover và có thể gắn chặt vào Smart Cover khi không sử dụng. Trong quá trình thử nghiệm, tôi thấy rằng Touchfire thực sự có thể cải thiện công việc nhập liệu của người dùng bởi nó giúp đảm bảo ngón tay của bạn chạm vào vị trí chính xác trên màn hình. Mỗi phím bấm làm từ silicon đều có 4 điểm tiếp xúc với màn hình, các cạnh được thiết kế cong lên do đó trong quá trình nhập liệu, ngón tay của người dùng có xu hướng chạm vào chính giữa phím. Thậm chí nếu bạn nhấn về phía cạnh phím, các điểm tiếp xúc ở giữa phím vẫn sẽ tiếp xúc với màn hình đầu tiên, giúp cho việc nhập liệu trở nên chính xác hơn. Nếu không sử dụng Touchfire, ngón tay của bạn rất dễ trượt giữa các phím bởi bàn phím iPad không có phản hồi đối với động tác tay của người dùng.

Nguyên tắc hoạt động của Touchfire rất tuyệt vời, nhưng hình thức của nó lại quá xấu. Touchfire rất dễ bám bẩn và mặc dù bạn có thể lau chùi nó với xà phòng và nước nhưng dù sạch hay bẩn, nó đều khiến bạn có cảm giác bạn đang sử dụng một miếng băng gạc để băng vết thương mỗi khi bạn bóc nó ra khỏi lớp vẻ nhựa màu đèn và dán lên màn hình iPad.
 
Với mức giá 49.99 USD, Touchfire quả là một thiết bị đắt tiền. Touchfire không sử dụng pin cũng như không có bất kì phím bật/tắt nào. Những gì Touchfire mang đến đều đúng với những điều nhà sản xuất giới thiệu. Chất lượng ánh sáng cũng rất tốt và Touchfire không gây ra bất cứ tiếng động nào khi sử dụng, nhưng hình thức lại không hề bắt mắt chút nào. Và có một điều bạn nên nhớ phần mềm bàn phím của iPad sẽ chiếm ½ diện tích màn hình.
 
Đánh giá: 6/10
 
iPad Air phiên bản 4G nay chỉ còn 13,5 triệu đồng, giảm gần 2 triệu so với thời gian đầu mới bán tại thị trường trong nước. Bản Mini Retina cũng tương tự, giá bản 4G giờ là 12,3 triệu đồng.

Chỉ sau hơn một tháng bán tại Việt Nam, iPad Air đã gần chạm mức giá tương đương với nhiều thị trường khác trên thế giới. Trong khi đó, iPad Mini Retina đã giảm tới hơn 2 triệu đồng sau gần một tháng và mức chênh lệch so với giá bán tại Mỹ chỉ còn 800 nghìn đồng. 
Cụ thể, iPad Air phiên bản kết nối 4G giá chỉ còn từ 13,5 triệu đồng, bản Wi-Fi từ 11,2 triệu đồng. Giá máy khi mới về Việt Nam vào đầu tháng 11 là 15,2 triệu đồng và 12,8 triệu đồng tương ứng. Đối với iPad Mini Retina, giá bán hiện tại từ 12,3 triệu đồng với bản có 4G và bản có Wi-Fi là từ 9,8 triệu đồng. Khi về Việt Nam vào giữa tháng 11, máy có giá lên tới 14,5 triệu đồng cho bản 4G dung lượng 16 GB. Nếu so với thị trường Hong Kong hoặc Mỹ, giá iPad Air tại Việt Nam đang gần tương đương, còn iPad Mini Retina cao hơn khoảng gần một triệu đồng (chưa tính thêm chi phí vận chuyển về nước và thuế).

Đại diện cửa hàng Techland (Hàng Khay, Hà Nội), giá iPad Air đã ổn định và sẽ giữ mức hiện tại trong một thời gian dài hoặc nếu giảm cũng rất ít, không đáng kể. Trong khi đó, iPad Mini Retina có thể sẽ giảm thêm để kích cầu người tiêu dùng vào dịp cuối năm nhưng cũng sẽ không nhiều và "sốc" như một tháng qua. Chính vì vậy, đây đang là thời điểm tốt để người tiêu dùng sở hữu sản phẩm mình yêu thích mà không phải quá quan tâm về vấn đề giá cả.

 Khảo sát cho thấy iPad Mini Retina năm nay không bán được nhiều như kỳ vọng ban đầu của các chủ hàng. Bản Mini thế hệ 2 sở hữu nâng cấp màn hình độ nét cao hơn nhưng giá bán vì thế cũng nâng lên cộng với sự cạnh tranh của người anh em Air với sự đột phá về kiểu dáng. Do đó, Mini Retina bán chậm hơn hẳn so với iPad Air. Trong khi đó, máy tính bảng màn hình 9,7 inch thế hệ thứ 5 của Apple vẫn đang bán khá chạy và chiếm tới 70% doanh số iPad tại một số cửa hàng.

Nhận định về thị trường iPad cuối năm nay, anh Đức, chủ cửa hàng Shopdunk (Thái Hà, Hà Nội) khẳng định mức tiêu thụ sẽ tốt hơn so với năm ngoái sau những tín hiệu khả quan về sức mua của người tiêu dùng thời gian gần đây. Ngoài ra, một điểm khá đặc biệt là mức tăng doanh số vào các dịp cuối năm như Noel và Tết so với ngày thường của iPad lại thường nhiều hơn so với iPhone
 
Picture
Candy Crush dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải nhiều nhất cũng như ứng dụng đạt doanh thu cao nhất, trong khi Snapchat vượt qua cả Facebook và Instagram.

Ứng dụng mới tốt nhất tháng 10/2013 cho iPhone, iPad / 17 ứng dụng "lột xác" iPhone cùng iOS 7 / Loạt ứng dụng iPhone hữu ích nhất hiện nay / 4 ứng dụng thời tiết đẹp “long lanh” cho iPhone, iPad

Candy Crush Saga xứng đáng là ứng dụng iOS "hot" nhất năm nay khi dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải nhiều nhất cho iPhone, iPad. Game gây nghiện này cũng là ứng dụng kiếm được nhiều doanh thu nhất trên iPhone và iPad hàng hiệu. Đây thực sự là thành tích ấn tượng vì Candy Crush Saga là ứng dụng miễn phí và kiếm doanh thu từ việc người chơi mua hàng bên trong ứng dụng (in-app purchase).

Trong năm 2013, Snapchat, ứng dụng chia sẻ ảnh cho phép người dùng cài đặt để ảnh và video tự hủy sau khoảng thời gian nhất định, được tải về nhiều hơn cả Facebook và Instagram.

Dựa trên bảng xếp hạng mà Apple công bố dưới đây, dường như máy tính bảng iPad chủ yếu được dùng để chơi game.

Ứng dụng miễn phí nổi tiếng nhất cho iPhone và iPad chính hãng hồi năm 2012 – tương ứng là YouTube và Skype – đều xuất hiện trong "top" 5 ứng dụng được ưa chuộng nhất năm nay.

10 ứng dụng miễn phí hàng đầu cho iPhone năm 2013:

Candy Crush Saga

YouTube

Temple Run 2

Vine

Google Maps

Snapchat

Instagram

Facebook

Pandora Radio

Despicable Me: Minion Rush

10 ứng dụng miễn phí hàng đầu cho iPad năm 2013:

Candy Crush Saga

YouTube

Temple Run 2

Calculator for iPad Free

Skype for iPad

Netflix

Despicable Me: Minion Rush

iBooks

Facebook

The Weather Channel for iPad

10 ứng dụng mất phí hàng đầu cho iPhone năm 2013:

Minecraft - Pocket Edition

Heads Up!

Temple Run: Oz

Angry Birds Star Wars

Plague Inc.

Afterlight

Free Music Download Pro - Mp3 Downloader

Bloons TD 5

Sleep Cycle alarm clock

Plants vs. Zombies

10 ứng dụng mất phí hàng đầu cho iPad năm 2013:

Minecraft - Pocket Edition

Pages

Temple Run: Oz

Plants vs. Zombies HD

Angry Birds Star Wars HD

Notability                                       

Angry Birds Star Wars II

iMovie

The Room

Bad Piggies HD

Những ứng dụng iPhone có doanh thu cao nhất năm 2013:

Candy Crush Saga

Clash of Clans

Pandora Radio

MARVEL War of Heroes

Hay Day

Big Fish Casino

The Simpsons: Tapped Out

Modern War

Kingdoms of Camelot: Battle for the North

The Hobbit: Kingdoms of Middle-earth

Những ứng dụng iPad có doanh thu cao nhất năm 2013:

Candy Crush Saga

Clash of Clans

Hay Day

DoubleDown Casino

Big Fish Casino

Modern War

Bingo Bash HD - Free Bingo Casino

The Simpsons: Tapped Out

Slotomania HD - FREE Slots

GSN Casino


Nguồn Mashable/news

 
Picture
Khi ứng dụng nhắn tin BlackBerry Messenger (BBM) cho iOS và Android lần đầu tiên ra mắt, dịch vụ chỉ hỗ trợ iPhone và các máy chạy Android. Tuy nhiên thì hôm nay BlackBerry công bố rằng ứng dụng của họ sẽ hỗ trợ thêm cả iPod và iPad giá tốt, miễn là các máy này phải dùng iOS 6 trở lên.

Bên cạnh đó, BBM cũng được cập nhật cho cả người dùng iPhone và các máy Android. Với Android, BBM hứa hẹn sẽ khắc phục được tình trạng ngốn pin và lỗi hiển thị tên trong danh bạ (lỗi này cũng có trên BBM cho iPhone).

 BlackBerry cũng cho biết phiên bản BBM mới sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bạn bè (cũng dùng BBM) của họ. Hãng đưa ra nhiều tùy chọn hơn trong việc chia sẻ mã BBM. Trên Android, BBM giúp người dùng sắp xếp, lọc các nhóm người dùng một cách dễ dàng hơn. Người dùng BBM trên Android và iOS có thể tải về phiên bản mới trong đường link bên dưới.

Nguồn genk

 
Bên cạnh iPhone, iPad cũng là chính là một trong những phép thuật màu nhiệm mà Apple thường đem tới người dùng trong nhiều năm gần đây. Kể từ khi ra mắt và chịu nhiều trỉ trích từ giới công nghệ, iPad đã khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục Táo Khuyết bằng doanh số bán hàng cực khủng đồng thời mở ra một dòng sản phẩm mới vẫn đang rất phổ biến ngày nay: Máy tính bảng. Dưới đây là câu chuyện bí mật về hậu trường sự ra đời của iPad mà có thể bạn chưa biết.

 Nhiều năm trước, khi iPhone mới được ra đời và đang làm mưa làm gió trên thị trường di động thì Jony Ive, trưởng nhóm thiết kế của Apple đã được giao nhiệm vụ bí mật tạo ra iPad trong khi Steve Jobs thì lớn tiếng phủ nhận sự tồn tài của thiết bị này với giới truyền thông. Ở thời điểm đó, cố CEO của Táo Khuyết đã thẳng thừng tuyên bố: "Máy tính bảng chỉ dành cho những người giàu có đã sở hữu PC và nhiều thiết bị khác". Tuy nhiên, bên trong Steve Jobs chưa bao giờ ngừng ham muốn về một chiếc máy tính bảng. Trên thực tế, iPad đã được phát triển song song với iPhone kể từ khi Apple quyết định đặt chân vào thị trường di động.

Động lực lớn nhất để thôi thúc Apple ra mắt iPad giá gốc đó chính là sự xuất hiện của netbook vào năm 2007. Đây là dòng sản phẩm laptop thu nhỏ về kích thước và sở hữu cấu hình hạn chế cũng như mức giá rẻ hơn nhằm dễ tiếp cận với người dùng phổ thông. Sau khi những chiếc netbook đầu tiên được bán ra, doanh số laptop dần bị ảnh hưởng nặng nề. Đã có thời điểm, phân khúc netbook chiếm tới 20% thị phần của mảng máy tính xách tay trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, Steve Jobs và Apple vẫn không hề quan tâm tới netbook, họ cho rằng sản phẩm này không thực sự tốt như nhiều người vẫn tưởng và chúng chỉ là những chiếc laptop rẻ tiền. Câu trả lời của Quả Táo cho netbook chính là tablet.

 Từ mục tiêu đó, Apple đã bắt đầu chế tạo iPad với ý tưởng là một chiếc netbook không có bàn phím. Từ những buổi ban đầu, do một số khó khăn về công nghệ thời bấy giờ mà những chiếc iPad mẫu khá to và nặng nề khiến Táo Khuyết chưa thể mạnh dạn tung ra thị trường. Công ty của Steve Jobs muốn iPad phải mỏng hơn cũng như nhẹ hơn.

Dần dà về sau, nhờ đi lên trong khâu sản xuất màn hình và pin mà iPad đã dần trở nên thon gọn hơn cũng như tiến gần tới mục tiêu bước ra ánh sáng. Lúc này, Apple lại phải làm việc với kích thước tổng thể của iPad bởi họ muốn thiết bị này không được quá to nhưng vẫn phải đảm bảo được những quy tắc về trải nghiệm người dùng mà mình đã đặt ra. Rất nhiều mẫu iPad khác với nhiều cỡ màn hình lại được làm ra chỉ để chọn ra một kích thước tiêu chuẩn cũng như tỷ lệ màn hình cho dòng thiết bị này. Cuối cùng, Apple đã chọn kích cỡ của một tờ giấy, vốn là tiêu chuẩn mà cả thế giới đã thông thuộc để áp dụng cho iPad. Điều này sẽ làm cho máy tính bảng của Apple trở nên gần gũi với người dùng hơn ngay từ cảm quan ban đầu. Về phần tỷ lệ màn hình, Táo Khuyết sử dụng tỷ lệ khung hình 4:3 cho tablet của mình bởi hãng tin rằng đây là tỷ lệ có thể đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của mình.
Tiếp đó, ngoại hình của iPad lại được chia làm hai hướng phát triển. Một lấy nguyên mẫu từ iPhone trong khi thiết kế còn lại thì được thừa hưởng từ iPod mini. Nhóm phát triển của Jony Ive chịu trách nhiệm phát triển kiểu dáng thứ nhất. Ý tưởng thiết kế với chân chống đã được đề xuất nhưng chưa được chấp nhận vì như thế sẽ vô tình phá hỏng đi kiểu dáng tổng thế của chiếc máy tính bảng này. Mãi về sau, iPad cũng đã có thể dựng lên được nhờ vào phụ kiện Cover được bán kèm theo. Hướng thiết kế theo kiểu iPod mini cũng đã nhanh chóng bị loại bỏ vì Jony Ive cho rằng quá nhiều nút bấm sẽ làm giảm sự tập trung của người dùng vào màn hình cảm ứng của iPad, thứ làm nên những những trải nghiệm tuyệt vời của dòng sản phẩm này.

 Sau đó, nhóm thiết kế lại tiếp tục phải giải quyết bài toán về tính tiện dụng. Họ muốn iPad phải dễ cầm nằm và hàng loạt người thử nghiệm đã được dùng thử sản phẩm này rồi cho ý kiến. Lúc đầu, họ đã sử dụng chất liệu nhựa cao su gắn ở viền để chống trơn trượt nhưng không mấy hiệu quả mà lại quá pha trộn giữa nhôm và nhựa. Thế rồi nhóm thiết kế của Táo Khuyết đã chọn cách làm vát phần viền lưng của iPad nhằm tạo khoảng không để người dùng luồn tay vào và nhấc lên dễ dàng.

 Và rồi sau bao lần thử nghiệm, iPad hàng hiệu đã có một thiết kế hoàn chỉnh, mỏng, nhẹ mà Apple ưng ý nhất đủ để khiến hãng này gây bất ngờ với giới công nghệ. Để rồi trải qua 5 phiên bản chúng ta đã có một sản phẩm được đánh giá rất cao về mặt thiết kế như iPad Air. Có thể nói rằng iPad là cả một công trình nghệ thuật "vĩ đại" của Apple.
 
Picture
Chính phủ Anh mới đây vừa công bố cấm các thành viên quốc hội sử dụng iPad trong các cuộc họp nội bộ , cũng như các cuộc họp bàn luận tới các "thông tin nhạy cảm". Đây là động thái được cho là xuất phát từ nguy cơ bị các cơ quan an ninh của chính phủ nước ngoài nghe lén.  

Theo tờ Daily Mail của Anh, một đội an ninh hồi tuần trước đã thu giữ iPad của các thành viên tham gia một cuộc họp nội bộ. Còn tờ Telegraph cho biết một số bộ trưởng của Anh đã phải đặt thiết bị di động của họ vào hộp cách âm khi dự các cuộc họp bàn về các thông tin nhạy cảm.

 Theo cả 2 tờ Telegraph và The Independent, Chính phủ Anh hiện tỏ ra rất lo ngại về các hoạt động gián điệp, đặc biệt là hoạt động gián điệp đến từ Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan. Chính phủ Anh cho rằng những quốc gia này hiện có thể kích hoạt microphone của điện thoại và tablet ngay cả khi máy đã tắt. Hồi tháng Tám, Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI được cho là cũng từng kích hoạt microphone trên thiết bị Android hay laptop của người dùng.

Rõ ràng là với hàng loạt vụ nghe lén bị phanh phui trong thời gian gần đây, việc Chính phủ các nước tỏ ra thận trọng khi sử dụng thiết bị di động như iphone, ipad, cũng là điều dễ hiểu. Mới đây, Nga bị cáo buộc theo dõi các thành viên tham dự Hội nghị G20 bằng cách cài cắm thiết bị nghe lén vào ổ đĩa flash của họ; còn Mỹ bị cáo buộc nghe lén điện thoại của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tham khảo: Theverge

 
Theo một cuộc khảo sát mới đây của hãng nghiên cứu thị trường J.D. Power and Associates thực hiện tại Mỹ về mức độ hài lòng khi sử dụng sản phẩm máy tính bảng của các hãng khác nhau cho thấy Samsung đã vượt qua Apple với kết quả sít sao.
Trong cuộc khảo sát của mình, hãng nghiên cứu J.D. Power đã yêu cầu khách hàng của mình đánh giá khách quan về việc sử dụng máy tính bảng của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Asus, Samsung, Apple và Acer dựa trên 5 tiêu chí khác nhau và kết quả thu lại được cho thấy, Samsung đã giành được 835 điểm, vượt trên Apple đúng 2 điểm trong đánh giá về mức độ “hài lòng nói chung”.

 Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên ở đây lại là việc Apple được đánh giá tốt hơn Samsung trong 4/5 tiêu chí (với thang điểm 5), bao gồm: mức độ hoạt động, dễ sử dụng, kiểu dáng thiết kế và tính năng.

Tiêu chí duy nhất giúp Samsung “hạ gục” Apple lại chính là giá thành và theo kết quả của hãng Power, tiêu chí này chiếm 16% tổng số điểm trong bản khảo sát trên. Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao chỉ với một tiêu chí duy nhất, Samsung lại có thể “trên cơ” Apple về mức độ hài lòng khách hàng?
Theo Kirk Parsons, giám đốc mảng dịch vụ truyền thông của hãng nghiên cứu cho biết: “Rất đơn giản, đây chỉ là vấn đề toán học.” Cụ thể, ông giải thích rằng kết quả cuối cùng đều dựa trên các con số trong báo cáo và chúng được thể hiện dưới dạng biểu đồ cột sau:

 Khảo sát trên được thực hiện trên 3.375 người hiện đang sử dụng máy tính bảng của các hãng khác nhau. Họ được yêu cầu đánh giá thiết bị của mình trong 5 tiêu chí cho trước theo thang điểm từ 0 tới 1000. Kết quả của mỗi tiêu chí ghi nhận đều được nhân với các tiêu chí theo tỉ lệ (weighting factors) như: mức độ hoạt động (26%); dễ sử dụng (22%); kiểu dáng thiết kế (19%); tính năng (17%) và giá thành (16%). Tuy nhiên, hãng nghiên cứu kể trên không đưa thêm bất cứ chi tiết gì khác ngoài kết quả chung cuộc: hãng Samsung hơn Apple đúng 2 điểm (835 và 883)
Theo ý kiến của người viết, bản khảo sát này không hoàn toàn hợp lí khi hãng nghiên cứu J.D. Power sử dụng phương pháp “Chấm-điểm” (Power Circle) nhằm tìm ra mối tương quan giữa kết quả thu được và xu hướng của khách hàng. Tuy những điểm tròn này đều được sử dụng trong bản khảo sát nhưng nó lại không phản ánh được thang điểm gốc từ 0 tới 1000 như dự định ban đầu của hãng. Thay vào đó, nó chỉ đưa ra so sánh tương đối giữa sản phẩm của một hãng so với các hãng khác theo các đáp án cho trước: “một trong những cái tốt nhất”, “mức trung bình”,… Hệ thống đánh giá này được xem là khá hiệu quả trong những năm qua nhưng qua thời gian, các chuyên gia phân tích lại nhận ra một điều rằng: “Phương pháp Power Circle nói một đằng, chỉ số thực tế lại nói một nẻo” như chúng ta thấy trong trường hợp iPad giá rẻ của Apple và tablet của Samsung.

 Mặc dù điều này có vẻ khá rắc rối đối với nhiều người nhưng theo người viết, điều duy nhất chúng ta có thể biết được từ khảo sát này là: Apple có những chiếc máy tính bảng đắt nhất, còn Samsung làm ra những chiếc rẻ hơn. Nhưng nếu giá thành lại là tiêu chí duy nhất giúp Samsung vượt lên Apple thì các tiêu chí còn lại như dễ sử dụng hay mức độ hoạt động lại không đủ để giúp 3.375 người sử dụng máy tính bảng cảm thấy “thỏa mãn” chăng?

Tham khảo: TechFortuneCnn
 
Picture
Bên cạnh việc ra mắt iPad Air và iPad Mini 2 với màn hình retina, Apple đã âm thầm bán ra phiên bản màu xám (space gray) của iPad Mini thế hệ đầu tiên.

Nhiều nguồn tin cho biết sản phẩm trên đã được bán tại một số cửa hàng bán lẻ của Apple, nhưng chưa phổ biến, khách hàng quan tâm nên gọi điện trước để tham khảo.

 Apple đã đưa sản phẩm trên vào danh sách bán tại cửa hàng trực tuyến vào hôm thứ ba vừa rồi. Giá bán hiện tại của phiên bản 16GB là 299 USD, đã giảm so với mức giá trước khi ra mắt iPad Mini Retina là 329 USD.

Tính tới hiện tại, chiếc iPad Mini thế hệ đầu tiên có sẵn ba màu trắng, đen và xám dành cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, Apple cũng cho biết lô hàng đầu tiên của iPad Mini retina sẽ được vận chuyển vào ngày 31 tháng 10 tới đây.

Theo genk